Articles by "blog"

Hiển thị các bài đăng có nhãn blog. Hiển thị tất cả bài đăng

Cách kiềm chế cảm xúc trong cuộc sống hiện tại bộn bề những lo toan, chúng ta cảm thấy luôn ẩn chứa bao nhiêu điều bức xúc, hay nóng giận mà nhiều khi dẫn đến những hành vi tổn thương cho người khác và cho chính bản thân mình. Bởi những hành vi bốc đồng, khả năng tập trung và cưỡng lại ham muốn nhất thời cũng như sự chấp nhặt, tức giận, bất ổn… trong quan hệ giao tiếp có tác động rất lớn đến mức thu nhập và địa vị xã hội.

Khi bạn nhận thức và kiểm soát được cảm xúc của bạn, bạn có thể suy nghĩ rõ ràng và sáng tạo, quản lý sự căng thẳng, tạo nên tự tin và dễ dàng giao tiếp tốt với người khác. Nhưng nếu không kiềm chế cảm xúc, bạn sẽ nhầm lẫn, cô lập và nghi ngờ.

Bằng cách học để nhận biết, quản lý và đối phó với cảm xúc của bạn, bạn sẽ tận hưởng nhiều hạnh phúc hơn và có nhiều mối quan hệ tốt hơn. Làm thế nào để kiềm chế được sự tức giận, chúng ta tham khảo những kỹ năng kiềm chế cảm xúc ngay sau đây để có được lời giải tốt hơn cho cuộc sống:

1. Nghĩ đến trách nhiệm bản thân

Khi gặp rắc rối, bạn thường tìm cách quy trách nhiệm cho người khác, từ ngữ đầu tiên trong tâm trạng bực tức, khó chịu với ai đó thường là: “Tại anh/chị…”. Tuy nhiên, nếu bạn nghĩ đến trách nhiệm của bản thân thì bạn sẽ tập trung để xử lý hơn là phàn nàn và đổ lỗi cho người khác. Hãy nghĩ tới: Trong chuyện này, mình cũng có trách nhiệm, mình nên làm như thế này mới đúng… mình cần giúp đỡ mọi người…”.

2. Tránh suy nghĩ tiêu cực

Nếu nghĩ bi quan sẽ kéo theo các cảm xúc đi xuống mà qua thời gian sẽ làm tăng thêm căng thẳng và chán nản trong bạn. Vì thế bạn hãy thừa nhận cái thực tại, bù lại là sự khắc phục và lạc quan trong suy nghĩ: “Tôi đã làm gì sai? Tôi cần thay đổi như thế nào? À việc này cũng không đến nõi kinh khủng như mình nghĩ, mình có thể làm tốt hơn…” Khi mặt tích cực xuất hiện, bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn.

Kỹ năng kiềm chế cảm xúc 

Cách kiềm chế cảm xúc bản thân trước cơn tức giận

3. Tập trung vào vấn đề cần giải quyết hơn là tranh cãi

Con người không ai hoàn hảo và ai cũng có thể mắc những sai lầm. Cho dù bạn có tức giận, trách mắngnhững lỗi lầm của người khác thì cả bạn và họ cũng không giải quyết được vấn đề. Tốt hơn là dừng ngay việc phàn nàn và đổ lỗi cho người khác và ưu tiên cùng nhau trước mắt tìm phương án giải quyết để hạn chế hậu quả của vấn đề có thể gây ra.

4. Không giữ thù hận hay ác cảm

Trong tâm mang thù hận hay ác cảm với ai đó, không những làm tiêu hao năng lượng và thời gian mà còn làm vẩn đục tư tưởng của bạn, thậm chí đẩy bạn xuống mức thấp nhất của cảm xúc tiêu cực. Hãy để mọi thứ qua đi. Tha thứ, quên đi quá khứ và thoát khỏi hố sâu của hận thù mà chỉ nghĩ về một tương lai hạnh phúc ở phía trước đang chờ đón bạn.

5. Không gửi email trong cơn giận dữ

Trong lúc tức giận, chắc chắn bạn sẽ viết ra những điều không mấy tốt đẹp và có thể gây thương tổn cho người khác, thậm chí còn phá hỏng sự nghiệp của bạn. Vì vậy tốt hơn hết là nên để tâm trạng bình tĩnh hơn, sau đó mới giải quyết công việc tiếp.

Kiềm chế cảm xúc như thế nào? 

Làm sao để kiềm chế cảm xúc bản thân?

6. Viết ra giấy những gì tốt đẹp

Thay vì nổi giận với một ai đó, hãy bình tâm lại, cố gắng tìm một không gian yên tĩnh để trấn tĩnh lại và viết ra những điều tốt đẹp người đó làm cho bạn. Hãy tìm ra những lý do mà bạn biết ơn người đó. Đánh giá lỗi lầm một cách khách quan là cách đối xử công bằng với họ và với cả bản thân chúng ta.

7. Học cách đối mặt với khó khăn                                                   

Nếu bạn biết trước bạn sẽ phải đối mặt với rất nhiều khó khăn và thử thách trong thời gian sắp tới, thay vì trốn tránh hãy tìm cách để đối mặt với chúng

Và hãy tập tranh luận để khi vào tình huống thực sự, bạn có thể kiềm chế được những cảm xúc của mình.

8. Bình tĩnh trong mọi tình huống

Mất bình tĩnh có thể làm bạn nổi cáu, cãi nhau, thậm chí đánh nhau với người khác… Vì vậy khi gặp những thử thách, khó khăn, bạn hãy suy nghĩ để tìm cách giải quyết những khó khăn đó.

Cần tỉnh táo để nhìn nhận vấn đề một cách toàn diện, đầy đủ nhất. Đừng bao giờ chỉ nhìn nhận vấn đề theo một hướng, để rồi bạn sẽ chỉ nhận thấy sai lầm ở người khác mà không nhận ra những hạn chế ở chính mình. 

Bình tĩnh trong mọi tình huống 

Luôn kiềm chế sự tức giận của mình để tâm trạng được thoải mái hơn

9. Học cách nhìn nhận lại

Đôi lúc bạn sẽ cảm thấy thực sự tức giận, bạn hãy nhìn lại xem lý do khiến bạn tức giận. hãy thử nghĩ xem sự tức giận đó có thể gây ra những hậu quả gì. Điều này sẽ giúp bạn giảm bớt sự tức giận tránh được những hành động không hay.

10. Học cách giải tỏa cảm xúc

Kiềm chế cảm xúc quá nhiều sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn. Bản thân tự giải tỏa cơn tức giận trước khi đối diện để nó không có cơ hội bùng lên mạnh hơn. Vậy nên bạn hãy tìm cách kiềm chế cảm xúc cho bản thân nhé!

  • Thường xuyên chia sẻ những cảm xúc của bạn với người bạn thực sự tin tưởng, đó có thể là bạn thân, đó có thể là gia đình, đó có thể là mẹ…
  • Tập thể dục thường xuyên làm tăng sức lực cho cơ thể và hỗ trợ bộ não tập trung, giúp bạn kiểm soát được cơn nóng giận. Ngoài ra còn làm giảm nguy cơ hành động, lời nói, cử chỉ quá mức bình thường.
  • Nếu bạn là người mau nước mắt hay để bộc lộ cảm xúc hãy nghĩ đến những câu chuyện hài hước, nghĩ đến chuyện vui bạn đã từng trải qua, hãy uống một cái gì đó thật lạnh… Nó sẽ giúp bạn kiềm chế cảm xúccủa mình tốt hơn.
  • Thiền định: Stress và lo lắng là nguyên nhân của sự tức giận, thiền định có thể giúp bạn giảm bớt những điều này một cách tối đa.
  • Và nếu bạn chưa thực sự tin tưởng ai, hãy tập cho mình thói quen viết nhật ký. Nhật ký là một hình thức khác lành mạnh để kiềm chế cảm xúc của bạn. Đây là nơi tuyệt vời để giải thoát các ý tưởng, cảm xúc tiêu cực mà không làm tổn thương bất cứ ai. Bạn có thể học cách tự “viết ra” trong tâm trí của mình những cảm xúc... và “đọc” nó, nghĩa là “dõi theo” nó. Đó chính là lắng nghe tiếng nói bên trong để nhận biết và hiểu rõ cảm xúc bản thân.

Học cách giải tỏa cảm xúc

Trong xã hội đầy phức tạp và cạnh tranh này nếu bạn biết kiềm chế cảm xúc và kiểm soát chế ngự để làm chủ bản thân mình là bạn đã đạt đến 50% của sự thành công trong tương lai. Tục ngữ Việt Nam có câu: “cả giận sẽ mất khôn”. Đúng vậy, ai trong chúng ta cũng đều nhận thức được hậu quả của việc không giữ được bình tĩnhvà mất lý trí do nông nổi nhất thời. Cách chúng ta có thể vượt qua được chính là hiểu rõ và kiểm chế cảm xúc của mình.

Vậy bạn hãy học cách kiềm chế cảm xúc ngay từ bây giờ để khi thời gian trôi qua, bạn không phải hối tiếc:Phải chi lúc ấy tôi đừng quá nóng giận”

Nguồn: http://giaiphapdaotaovnnp.edu.vn/day-ky-nang-mem/day-ky-nang-lam-viec-hieu-qua/414-ky-nang-kiem-che-cam-xuc-va-lam-chu-ban-than

Trong bối cảnh thời kỳ kinh tế suy thoái, việc tìm kiếm công việc trở nên một thách thức đáng kể đối với nhiều người. Những khó khăn và trở ngại xuất hiện từ khắp nơi, tác động đến sự tự tin và tinh thần của những người đang tìm kiếm việc làm. Dưới đây là một số khía cạnh của tình hình khó khăn này.



1. Sự cạnh tranh khốc liệt: Trong thời kỳ kinh tế suy thoái, nhiều doanh nghiệp giảm bớt việc làm hoặc ngừng tuyển dụng. Điều này dẫn đến sự cạnh tranh khốc liệt hơn trong việc tìm kiếm việc làm. Một vị trí công việc có thể thu hút hàng trăm hoặc thậm chí hàng ngàn ứng viên, làm tăng áp lực và giảm khả năng thành công của người tìm việc.



2. Giảm thu nhập và chất lượng công việc: Khi kinh tế suy thoái, nhiều công ty cắt giảm chi phí bằng cách giảm lương hoặc tạo ra các vị trí công việc có thu nhập thấp hơn. Điều này ảnh hưởng đến thu nhập và chất lượng cuộc sống của người lao động. Người tìm việc có thể phải đối mặt với việc chấp nhận công việc không phù hợp với trình độ và kinh nghiệm của họ.

3. Tinh thần suy sụp: Việc liên tục gặp phải sự thất bại trong việc tìm kiếm việc làm có thể làm suy sụp tinh thần của người lao động. Sự từ chối liên tục và cảm giác không có giá trị có thể dẫn đến mất tự tin và tạo ra cảm giác thất vọng.

4. Áp lực tài chính: Với việc không có việc làm, người lao động phải đối mặt với áp lực tài chính đáng kể. Việc trả hóa đơn hàng tháng, chi trả cho những nhu cầu cơ bản và duy trì cuộc sống trở nên khó khăn hơn. Điều này có thể dẫn đến căng thẳng và lo lắng về tương lai.

5. Khả năng phát triển bị hạn chế: Trong thời kỳ kinh tế suy thoái, nhiều công ty giảm đầu tư vào đào tạo và phát triển nhân viên mới. Điều này có thể làm hạn chế khả năng phát triển chuyên môn và sự nghiệp của người lao động, ảnh hưởng đến cơ hội tương lai.



Tuy nhiên, dưới đây là một số cách để vượt qua khó khăn trong việc tìm kiếm việc làm trong thời kỳ kinh tế suy thoái:

1. Nâng cao kỹ năng: Học hỏi và phát triển kỹ năng mới có thể tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường lao động.


2. Linh hoạt: Xem xét các công việc tạm thời, làm thêm giờ hoặc các dự án tự do để duy trì thu nhập.



3. Mạng lưới xã hội: Kết nối với người khác trong ngành và tận dụng mạng lưới xã hội để tìm kiếm cơ hội việc làm.



4. Tích cực tìm kiếm: Đừng từ bỏ. Tiếp tục tìm kiếm, nộp đơn và tham gia phỏng vấn.



5. Tập trung vào tích cực: Duy trì tư duy tích cực, sẵn sàng thích nghi với thay đổi và học cách vượt qua thách thức.



6. Trân trọng công việc hiện tại: Trong thời kỳ khó khăn, công việc mà bạn đang làm có thể trở thành một nguồn thu nhập quý báu. Dù là một công việc tạm thời, bán thời gian hay làm thêm giờ, hãy coi đó là cơ hội để tạo dựng kinh nghiệm và tìm hiểu thêm về ngành công nghiệp mình đang hoạt động. Đây có thể là bước đệm để tìm kiếm công việc ưng ý hơn trong tương lai.

7. Học hỏi từ công việc hiện tại: Dù công việc hiện tại có thể không hoàn toàn phản ánh đam mê và khả năng của bạn, vẫn có nhiều điều có thể học hỏi. Kỹ năng giao tiếp, quản lý thời gian, làm việc nhóm và khả năng giải quyết vấn đề có thể được phát triển ngay từ việc làm hiện tại.


8. Xây dựng danh tiếng: Dù bạn đang làm công việc nào, luôn đặt mình vào tình thế của người khác và làm việc với sự cẩn trọng và tận tâm. Điều này giúp bạn xây dựng một danh tiếng tốt trong cộng đồng công nghiệp, và có thể mở ra cơ hội không ngờ đến trong tương lai.

9. Giữ vững tinh thần chịu đựng: Trong việc tìm kiếm việc làm trong thời kỳ kinh tế suy thoái, việc bị từ chối là điều không tránh khỏi. Tuy nhiên, đừng để những thất bại tạm thời làm bạn mất động lực. Hãy nhớ rằng những khó khăn này chỉ là giai đoạn ngắn hạn, và bạn có thể vượt qua chúng.

Tóm lại, việc tìm kiếm việc làm trong thời kỳ kinh tế suy thoái không hề dễ dàng, nhưng có thể trở thành một cơ hội để học hỏi, phát triển bản thân và tìm hiểu thêm về bản thân mình. Hãy luôn trân trọng công việc hiện tại, không chỉ về mặt tài chính mà còn về mặt kỹ năng và kinh nghiệm. Điều quan trọng nhất là duy trì tinh thần lạc quan và kiên nhẫn, bởi vì thời kỳ khó khăn sẽ không kéo dài mãi và bạn sẽ tìm thấy cơ hội mới trong tương lai.

PS: ĐẠT PV


 Công nghệ phát triển góp phần hỗ trợ doanh nghiệp trong mọi hoạt động của như kinh doanh, tài chính, quy trình, nhân sự.... Với khía cạnh nhân sự có thể áp dụng những công cụ nào để hỗ trợ quy trình tuyển dụng và quản lý hiệu quả hơn. Các đơn vị có thể tham khảo danh sách 42 công cụ do SlimCRM chia sẻ dưới đây nhé.

  • SlimEmail.vn: Công cụ tự động chạy các Email campaign, gửi mail nhắc nhở,...
  • GlossaryTech: Công cụ giúp bạn tìm và phân tích các keywords liên quan đến IT (ngôn ngữ lập trình, công nghệ, nền tảng,...)
  • SignalHire: Tìm thông tin liên hệ của cá nhân trên mạng xã hội.
  • ZenSourcer: Công cụ tự động chạy các Email campaign, gửi mail nhắc nhở,...
  • LinkedIn Helper: Sử dụng cái này để tự động hóa các thao tác trên Linkedin. VD như: Tự động kết bạn linkedin với tin nhắn theo mẫu có sẵn. Tự động add thêm chữ kỹ dưới mỗi tin nhắn,...
  • AmazingHiring: Tìm kiếm thông tin liên hệ passive candidate trên tất cả các kênh: Github, Behance, Linkedin, Facebook,...
  • Lusha: Tìm kiếm thông tin liên hệ dựa trên profile linkedin.
  • SlimCRM.vn: Tự động hóa quy trình tuyển dụng và nhân sự thông qua nhiều tác vụ: Cập nhật thông tin ứng viên lên hệ thống, báo cho người phụ trách, lưu lịch sử phỏng vấn, bài test, đánh giá ứng viên, email đã gửi, onboarding, kho tri thức,..
  • Intelligence Search: Công cụ tìm kiếm nâng cao trên facebook. Bao gồm họ tên, tuổi, giới tính, thành viên group nào, like trang nào,...
  • Hiretual: Tìm kiếm thông tin liên hệ dựa trên profile. Có sử dụng AI để tìm kiếm chính xác hơn.
  • Connectifier Social Links: Tìm facebook, Google plus, twitter... dựa trên Linkedin của ứng viên.
  • ContactOut: Tìm email, số điện thoại cá nhân trên LinkedIn.
  • Full Contact: add-on tự động tìm kiếm contacts trên mạng xã hội vào thêm vào danh sách liên hệ trên Gmail.
  • Hunter: Extension giúp bạn tìm kiếm địa chỉ email doanh nghiệp trên profile Linkedin.
  • Clearbit Connect: Tìm kiếm email của nhân viên các công ty.
  • Improver: Tìm thông tin ứng viên trên linkedin, tự động match với các job bạn đang tuyển.
  • Sales Navigator: Tìm kiếm, tương tác với linkedin của ứng viên hoặc khách hàng ngay trên email và nhiều chức năng khác nữa.
  • LinkedIn Search Export: Tìm kiếm trên Linkedin và xuất kết quả ra Excel.

bộ công cụ sourcing ứng viên tuyển dụng

Tìm địa chỉ email:

  • Email Perm Tool: Công cụ giúp bạn tự động sinh email với cấu trúc tùy chỉnh dựa trên họ, tên và website công ty.
  • Email Tester: Kiểm tra địa chỉ email có tồn tại hay không.
  • Name 2 Email: Tìm chính xác địa chỉ email trên nhiều nguồn và hiện thị realtime ngay trên input gmail.
  • Email Extractor: Tìm địa chỉ email trên website cụ thể và xuất ra danh sách emails.
  • Snovio: Tìm email doanh nghiệp.
  • Email Qualifier: Sử dụng tool này để tìm email cũng như tìm profile linkedin dựa trên email (chỉ cần rê chuột vào).
  • NYMERIA: Tìm email trên Github hoặc Linkedin.
  • Anymail Finder: Tìm email của doanh nghiệp, đặc biệt là email không tồn tại sẽ bị loại ra.

Tìm kiếm thông minh:

  • Recruitin: Tạo tìm kiếm theo bộ lọc (Họ tên, làm việc ở đâu, skill, Vị trí công việc,...). Dùng Google tìm kiếm trên các trang Linkedin, Dribbble,.. không bị giới hạn số lượng và Không bị giới hạn network cá nhân. (Boolean search)
  • BOOL: Tương tự Recruitin, đây là extension giúp tạo các truy vấn tìm kiếm thông minh trên google (Boolean search).
  • Công cụ thu thập thông tin (cào dữ liệu):
  • ZAPinfo: Công cụ tự động quét và thu thập thông tin ứng viên trên internet. Xuất ra danh sách Excel. (Xài tốt nhất)
  • Data Scraper: Xuất dữ liệu của trang html thành dữ liệu có cấu trúc theo bảng.
  • Scraper: Tự động quét và xuất data của website sang spreadsheets.

Các Công cụ tìm kiếm người:

  • Pipl: Tìm contact, mạng xã hội và thông tin cá nhân của người nào đó.
  • Spokeo: Tìm kiếm cá nhân nào đó trên internet.
  • TalentBin: Tìm kiếm passive candidates dựa trên skills, sở thích và các hoạt động..
  • Sourcing.io: Tìm kiếm ứng viên nâng cao. Theo skill, nơi làm việc,...

Công cụ Tracking Sourcing:

Nguồn: Linkedin and Medium

Thực tế chứng minh rằng có nhiều bạn bè nơi công sở có thể giúp mọi người tăng năng suất và hiệu quả làm việc. Tuy nhiên, kết quả công bố từ hai nhà nghiên cứu của Wharton, Julianna Pillemer và Nancy Rothbard, lại cho thấy mối quan hệ bạn bè với các đồng nghiệp cũng có mặt trái của nó, đặc biệt là khi những thứ tốt cho tình bạn lại xung đột với điều tốt cho tổ chức.
Lấy ví dụ: Giả sử có 2 đồng nghiệp tên là An và Bình, đã cộng tác với nhau trong cùng một nhóm hơn 5 năm và trở thành đôi bạn thân luôn hỗ trợ, chỉ dẫn và động viên nhau trong mọi thách thức công việc. Họ còn thường xuyên gặp gỡ, vui chơi cùng người thân của đôi bên vào những dịp cuối tuần. Cả hai rất trân trọng và vui vẻ vì mình có bạn thân là đồng nghiệp.
Nhưng chẳng may, thời gian gần đây, một vấn đề căng thẳng xuất hiện giữa An và Bình. Sếp quản lý nhóm nói với An rằng cả hai người họ đều đang được cân nhắc thăng chức, người được chọn giữ vị trí đó sẽ trở thành giám sát của người kia. Trong khi cả hai đều hào hứng với khả năng thăng tiến này, họ cũng cảm thấy không thoải mái. Mối quan hệ giữa họ từ trước đến nay luôn là hỗ trợ lẫn nhau, không có sự ganh đua hay cạnh tranh. Nhưng để phát triển sự nghiệp cùng như cải thiện điều kiện sống cho gia đình, cả hai đều có lý do chính đáng để muốn cơ hội thăng tiến thuộc về mình.
Sau nhiều sự xem xét cùng một vòng phỏng vấn đầy căng thẳng, cuối cùng An được bổ nhiệm, còn Bình cảm thấy khá buồn phiền lẫn thất vọng. Trong khi mừng cho An, Bình đồng thời cảm thấy lòng tự tôn bị tổn thương. Người bạn thân nhất của Bình giờ hoá thành cấp trên, điều này có nghĩa rằng sự lúng túng nhất định sẽ xuất hiện và chắc chắn ảnh hưởng ít nhiều đến khả năng phối hợp trong công việc.
Nếu là Bình, bạn sẽ làm gì trong tình huống này? Lựa chọn của bạn ra sao nếu mình và người đồng nghiệp thân thiết nhất, cả hai đều nhắm đến một chỗ đứng? Hoặc trong bất kỳ kịch bản nào khác, khi bạn phải đứng trước cuộc cạnh tranh mà hễ người này chiến thắng nghĩa là người bạn thân còn lại thua cuộc? Cùng  xem ngay vài lời khuyên giúp đối diện với câu hỏi hóc búa này nhé!
Đầu tiên, cân bằng cảm xúc và quan điểm là vô cùng quan trọng. Hãy nhắc nhở bản thân rằng đây chỉ là một trong số rất nhiều cơ hội thăng tiến xuất hiện trong quỹ đạo sự nghiệp của bạn. Người ta thường nói câu “nhìn cây mà chẳng thấy rừng”, đừng để các tình huống giàu cảm xúc khiến bản thân bị mất tầm nhìn bao quát lẫn quan điểm. Các nghiên cứu khi chụp ảnh não cho thấy, khi ta căng thẳng hoặc lo lắng, lí trí và khả năng suy luận bị tác động tiêu cực. Lùi lại một bước, giữ vững quan điểm và cân nhắc mọi thứ dưới góc nhìn rộng hơn sẽ giúp ích cho bạn.
Sau tất cả, còn gì tuyệt vời bằng việc có một cấp trên trực tiếp rất tôn trọng, yêu thích và thấu hiểu bạn hơn bất kỳ ai khác? Các nghiên cứu cụ thể có liên quan đã chỉ ra rằng mối quan hệ với sếp có liên quan trực tiếp đến sức khoẻ tim mạch của mọi nhân viên. Vì thế, một trưởng nhóm bạn thích và họ cũng thích bạn là lợi thế cực kỳ lớn. Người giám sát luôn đánh giá cao và quan tâm đến bạn nhiều khả năng sẽ hỗ trợ và thúc đẩy sự nghiệp bạn tiến xa. Chẳng hạn như trong ví dụ của chúng ta, Bình biết rằng An sẽ luôn bên cạnh đảm bảo cho anh ấy.
Quan điểm cũng sẽ giúp bạn nhận thức rằng tình bạn có lẽ quan trọng với bạn hơn sự thăng tiến. Kết nối xã hội là một trong những nhu cầu lớn nhất, chỉ sau ăn uống và chỗ ở. Chúng ta thường hạnh phúc và gắn kết với công việc hơn khi có mối quan hệ xã hội tích cực với những đồng nghiệp, thậm chí nhiều hơn so với việc được nhận lương cao. Mặt khác, sự cô đơn có thể gây hại cho cả tâm lý lẫn thể chất, như nhà tâm lý học nổi tiếng John Cacioppo đã đề cập trong quyển sách “Loneliness: Human Nature and the Need for Social Connection” (tạm dịch “Cô đơn: Bản chất con người và Sự cần thiết cho kết nối xã hội”) mà ông viết chung với William Patrick. Tình bạn công sở dẫn đến một loạt các lợi ích cho chúng ta cả về mặt cá nhân lẫn sự nghiệp, bao gồm nâng cao hiệu suất làm việc và giảm tỷ lệ bị kiệt sức. Thay vì sống với nỗi bất hạnh trong đường sự nghiệp của mình, bạn hãy nhắc bản thân nên vui mừng cho phát triển của người đồng nghiệp chí cốt. Mối liên hệ xã hội này có lợi cho cả hai hơn là mãi chìm sâu vào cảm giác mất mát, suy sụp.

Thứ hai, kiểm soát những cảm xúc về giá trị bản thân, để hiểu mà chấp nhận thực tế và không tự hạ thấp, dằn vặt hay trách móc chính mình. Kết quả của quyết định chọn người được thăng chức không hẳn là cuộc đánh giá toàn diện về bạn. Đôi khi những sự đề bạt diễn ra khá chủ quan, thậm chí độc đoán. Không phải lúc nào cũng theo tiêu chí: Ai sẽ tốt hơn cho công việc? Như hầu hết tình huống thực tế, những người được chọn “đi trước” thường do sở hữu năng lực quản lý, khả năng giao tiếp và phát triển mối quan hệ tốt hơn, chứ không dựa trên kỹ năng chuyên môn hay trình độ kỹ thuật cao. Chúng ta đều biết rằng “chính trị” gần như đóng vai trò quan trọng nhất trong loại quyết định này. Kết quả cất nhắc một ai đó có thể ít liên quan đến kỹ năng thực tế của họ, mà hơn thế nữa, nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố ngoài tầm kiểm soát.
Thứ ba, giao tiếp và lập kế hoạch chính là chìa khoá. Hãy trò chuyện với người bạn ấy nhằm giải toả tình huống căng thẳng. Kể về cảm giác không thoải mái của bạn. Chia sẻ quyết tâm rằng bạn không để tình huống công việc này ảnh hưởng đến giao tình của đôi bên. An và Bình đều sẽ được lợi từ việc thảo luận về những gì cả hai mong muốn trong cách giao tiếp công việc, cũng như tìm ra giải pháp để tình trạng mất cân bằng quyền lực sắp tới không ảnh hưởng xấu đến mối quan hệ cá nhân. Ngay cả khi một quyết định hợp lý chưa được đưa ra, hành động này vẫn giúp cả An lẫn Bình suy nghĩ về những phương án khả thi cũng như nỗ lực duy trì tình bạn.
Không thể phủ nhận những mặt trái của việc kết giao bạn bè trong công việc. Tuy nhiên, nên nhớ là tình huống khó khăn nào rồi cũng sẽ tìm được cách điều hướng. Giải pháp cho thử thách này chính là vận dụng trí tuệ cảm xúc để đảm bảo rằng bạn, và cả tình bạn của bạn, sẽ tồn tại bền lâu bất kể chuyện ngoài ý muốn gì xảy ra trong tổ chức.
(Nguồn ảnh: Internet)

Samsung Galaxy Book S là một sản phẩm thú vị được giới thiệu bên cạnh chiếc Note10, và thú vị hơn khi đây là một chiếc laptop chạy chip Qualcomm Snapdragon 8cx chứ không dùng CPU Intel truyền thống. Galaxy Book S có thiết kế nhìn cực kì sexy, mỏng, đẹp, viền màn hình mỏng và thời lượng dùng pin lên tới 23 giờ, tất cả là nhờ con chip 8cx đó. Số đo ba vòng của sản phẩm làà 305.2 x 203.2 x 6.2-11.8 mm, trọng lượng chỉ 0.96 kg.

Máy chạy Windows 10 Home / Pro, và điều tuyệt vời đó là bạn có thể cài được các phần mềm bình thường mà bạn hay dùng, ví dụ như bộ Office đầy đủ, Photoshop, trình duyệt Chome, bộ gõ tiếng Việt Unikey... mà không gặp vấn đề gì.

Galaxy Book S sở hữu thiết kế theo kiểu tối giản, cạnh bên cực mỏng và có 2 cổng USB-C, jack tai nghe. Cổng USB-C này có thể sạc luôn cho laptop nên khi đi xa bạn chỉ cần 1 cục sạc là có thể vừa sạc cho cả Galaxy Book S lẫn Galaxy Note 10.


Đang tải Galaxy-Book-S-Product-Images-2.jpg…

Galaxy Book S sử dụng màn hình 13" cảm ứng, có tùy chọn kết nối 4G LTE, camera 720p, RAM 8GB, khe microSD, cảm biến vân tay, cảm biến ánh sáng để điều chỉnh độ sáng màn hình, và hệ thống loa stereo AKG với Dolby Atmos.

Galaxy Book S sẽ bắt đầu bán ra vào tháng 9 năm nay với giá $999.

Đang tải Galaxy-Book-S-Product-Images-3.jpg…Đang tải Galaxy-Book-S-Product-Images-5.jpg…

Về Snapdragon 8cx


Snapdragon 8cx thậm chí còn ấn tượng hơn Snapdragon 855 vì nó là chip đầu tiên dành cho PC được sản xuất trên dây chuyền 7nm, trong khi cả thế giới PC vẫn còn đang chạy chip 14nm (thời điểm cuối năm 2018 lúc 8cx ra mắt). Chip này nhắm tới việc mang đến thời lượng pin dài nhiều ngày mà không phải hi sinh sức mạnh, trong khi vẫn đảm bảo laptop mỏng nhẹ. Và cái ấn tượng nhất là nó mạnh bằng chip Intel U-Series 15W, mạnh hơn chip Intel Y-Series 7W, điều mà chưa chip ARM trên máy tính nào làm được.

Chữ "x" trong cái tên của dòng chip này đại diện cho chữ Extreme, dịch ra tiếng Việt là "cực hạn", Qualcomm nói họ đạt cực hạn về 3 mặt: pin, hiệu năng và kết nối, đúng với phương châm Always Connected mà họ đang nhắm tới. Mình đánh giá Snapdragon 8cx rất hứa hẹn và nó có khả năng mở ra nhiều đường đi mới cho thế giới PC vốn đang bị bão hòa, và biết đâu Apple cũng sẽ dùng 8cx cho MacBook không chừng.

Qualcomm nói Snapdragon 8cx là con chip đầu tiên họ làm ra dành riêng cho PC, khác với Snapdragon 850 vốn chỉ là một bản tinh chỉnh của Snapdragon 845 vốn được thiết kế cho điện thoại. Cũng vì vậy mà nó sở hữu nhân CPU mới: Kyro 495.

Trong Snapdragon 8cx, Qualcomm sử dụng 8 nhân Kyro 495, chưa rõ nó có được cấu trúc 1 nhân Prime + 3 nhân trung gian + 4 nhân tiết kiệm điện như Snapdragon 855 hay không, nhưng mình nghĩ là có. Khi nào có thêm thông tin mình sẽ cập nhật cho các bạn. Cái mình biết chắc đó là nó mạnh hơn cả Snapdragon 855, rất ấn tượng và cũng hợp lý thôi vì đây là chip dành cho máy tính mà.

Khi so với các chip Intel 15W thuộc dòng U-Series, loại chip tiết kiệm dùng cho đa số máy tính mỏng nhẹ, hiệu năng tối đa của Snapdragon 8cx ngang bằng, một con số rất ấn tượng và mình chưa từng thấy hãng chip ARM nào tự tin tuyên bố điều này, lại còn chỉ thẳng mặt "đối thủ 15W của chúng tôi". Khi chạy ở cùng mức TDP 7W, Snapdragon 8cx thậm chí còn mạnh gấp 2 lần so với giải pháp của Intel. Nói cách khác, Snapdragon 8cx sẽ giúp các chip ARM gỡ bỏ danh tiếng thua kém Intel, dần dần nó sẽ phát triển tiếp để trở thành một thứ mà Intel phải lo ngại (giờ thì vẫn chưa).

Đang tải galaxy_book_s_specs.jpg…



Nguồn: Samsung

Author Name

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.